Tìm hiểu các vị trí trong bóng đá – nhiệm vụ, ý nghĩa trong đội hình 

Bóng đá là môn thể thao vua. Mỗi năm diễn ra hàng trăm giải đấu lớn nhỏ trên khắp thế giới thu hút hàng tỷ người hâm mộ theo dõi. Để theo dõi được các trận cầu đỉnh cao, để không bị coi là fan phong trào, bạn cần nắm rõ về vai trò của từng vị trí trong đội hình thi đấu. Bài viết hôm nay Vebongonline.com.vn sẽ giúp mọi người nhớ nhanh các vị trí trong bóng đá một cách đơn giản, súc tích nhất.

Các vị trí trong bóng đá chỉ những nhiệm vụ khác nhau mà từng cầu thủ sẽ đảm nhận trong đội hình thi đấu của mỗi đội bóng. Chắc hẳn khi theo dõi các bình luận viên phân tích trận đấu, ai cũng từng nghe các danh từ như “thủ môn”, “tiền vệ”, “tiền đạo”, “hậu vệ” rồi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của những danh xưng này.

Các vị trí trong bóng đá
Các vị trí trong bóng đá

Chiến thuật thi đấu mỗi trận đấu sẽ thay đổi theo nhận định từ huấn luyện viên nhưng các vị trí trong bóng đá đều được lấp đầy, không thể thiếu bất kỳ vị trí nào. Tất cả hợp thành sức mạnh to lớn mang lại những đường bóng tuyệt kỹ cuốn hút mọi ánh mắt theo dõi trực tiếp trên sân cỏ và qua màn ảnh nhỏ.

Tổng hợp các vị trí trong bóng đá: chi tiết từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng 

Thủ môn

Thủ môn (còn được gọi là thủ thành, người trấn giữ khung thành) được viết tắt là TM trong tiếng Việt hoặc GK trong các trận đấu quốc tế (do chữ Goalkeeper trong tiếng Anh) trong danh sách ra sân, tường thuật trận đấu, và ghi chú trên Tivi.

Mỗi đội chỉ được phép bố trí một người đảm nhận vai trò thủ môn ngăn chặn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành. Đây là vị trí trong bóng đá duy nhất được phép dùng tay trong sân thi đấu.

Không cần phải chạy khắp mặt sân suốt 90 phút thi đấu nhưng nhiệm vụ của thủ môn vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ cùng phản xạ cản phá bóng phi thường. Những lúc đối phương đưa bóng sang sân nhà là thời điểm thủ môn dồn toàn bộ sức lực, kỹ năng quan sát và đưa ra quyết định lên chạy lên chụp giữ bóng hay đứng tại khung thành.

Tùy theo chiến thuật đưa ra mà thủ môn sẽ đảm nhận một trong hai vai trò sau: 

  • Giữ khung thành: Thủ môn tập trung cho lối chơi an toàn khi chủ yếu hoạt động gần khu vực khung thành. Vị trí này sẽ phát bóng chuyền cho đồng đội ở gần hoặc truyền dài sang phần sân của đối thủ.
  • Dâng cao ngoài khu vực vòng cấm: Với vai trò này, công việc của thủ môn sẽ vất vả hơn khi họ vừa đảm nhận vai trò giữ khung thành vừa phải lăn xả ra khu vực ngoài vòng cấm bên phần sân của mình. Khi nhận thấy đối phương đang tiến gần vào khu vực cấm, thủ môn sẽ phải quan sát và lựa chọn thời điểm lao ra hợp lý để ôm trọn bóng, không cho đối phương có cơ hội tiến xa hơn.

Hậu vệ

Hậu vệ ( tiếng Anh: Defender) là cầu thủ chơi ở vị trí phía sau hàng tiền vệ và có nhiệm vụ hỗ trợ cho thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Trong các vị trí trong bóng đá, hậu vệ sẽ bao gồm những cầu thủ tập trung khu vực gần khung thành của đội mình nhất, bao gồm những vị trí như: 

Trung vệ (CB – tiếng Anh: Center Back)

Vị trí trung vệ hay còn gọi là hậu vệ trung tâm đảm nhận hai vai trò:

  • Ngăn cầu thủ đội bạn ghi bàn với chiến thuật 01 kèm 01 hoặc tất cả trung vệ kèm cầu thủ mạnh nhất đội bạn.
  • Nỗ lực hết mình đưa bóng ra khỏi vùng cấm nguy hiểm, hỗ trợ thủ môn trong công tác cản phá bóng.

Khu vực trung vệ thường tập trung là phía trước thủ môn bên phần sân nhà, thường mỗi trận sẽ bố trí hai trung vệ hoặc nhiều hơn tùy vào chiến thuật của ban huấn luyện.

Hậu vệ quét (SW – tiếng Anh : sweeper) 

Hậu vệ quét có nhiệm vụ lùi sâu thật nhanh về tiếp sức cản phá tại khu vực khung thành đội nhà. Để đảm nhận vị trí này, tốc độ di chuyển của hậu vệ quét phải cực kỳ nhanh cùng khả năng giành bóng hiệu quả.

Hậu vệ cánh (FB/RB/LB – tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back)

Vị trí của hậu vệ cánh là khu vực sát hai bên đường biên dọc của phần sân nhà thi đấu, thường mỗi bên biên sẽ bố trí một cầu thủ cánh.

Nhiệm vụ chính của họ là cản phá tiền đạo cánh của đội bạn. Khi cần thiết họ sẽ phá bóng ra khỏi biên, chấp nhận quả ném phạt nhưng bù lại có thể giảm thiểu rủi ro bị thủng lưới.

Hậu vệ cánh tấn công (Wing-back hay Attacking full-back; cánh trái là LWB, cánh phải là RWB)

Các vị trí trong bóng đá tại nhóm hậu vệ thì hậu vệ cánh tấn công là những cầu thủ có thể chuyển đổi vai trò thành tiền đạo cánh khi cần thiết. Để đảm nhận vị trí này, cầu thủ vừa phải có khả năng phòng thủ vừa có sở trường tấn công mạnh mẽ.

Vị trí họ đứng thường vẫn ở bên phần sân nhà nhưng ở gần khu vực giữa sân, luôn sẵn sàng can thiệp, tấn công sang phần sân đội bạn. Và khi đó, họ trở thành tiền vệ cánh.

Tiền vệ

Tiền vệ ( tiếng Anh: Midfielder, viết tắt MF) là những cầu thủ đá ở vị trí phía trên hàng hậu vệ nhưng ở dưới hàng tiền đạo. Vai trò quan trọng tại mọi vị trí tiền đạo bao gồm

  • Tranh cướp bóng từ phía đối phương
  • Chuyền bóng nhanh cho hàng tiền đạo, kiến tạo những pha ghi bàn
  • Được phép dâng cao lên khu vực tiền đạo và ghi bàn khi có cơ hội

Hiện nay, đội hình thi đấu vẫn duy trì 04 loại hình tiền vệ, được linh hoạt ứng dụng bố trí các vị trí trong bóng đá tại mỗi trận đấu

Tiền vệ phòng ngự (Central Defensive Midfielder – CDM)

Hiện diện ở khu vực trên hậu vệ và sau tiền vệ trung tâm

Tiền vệ trung tâm (Central Midfielder – CM)

Bố trí lực lượng tại khu vực giữa sân, dâng cao tấn công hoặc lui về phòng ngự

Tiền vệ chạy cánh (Left Midfield/Right Midfield trái là LM và phải là RM)

Áp sát hai bên biên dọc bên phần sân của đối phương, chuyền bóng vào khu vực khung thành đối phương

Tiền vệ tấn công (Attacking Midfielder AM)

Di chuyển khu vực sau tiền đạo, nhận bóng từ tiền vệ chạy cánh, trực tiếp tấn công ghi bàn hoặc chuyền bóng cho tiền đạo.

Tiền đạo

Tiền đạo (tiếng Anh: Central Forward, viết tắt CF) là vị trí đứng gần khung thành đối phương nhất, họ đảm nhận vai trò ghi bàn vào lưới đối phương càng nhiều càng tốt. Với tiền đạo,việc tấn công ghi bàn là ưu tiên hàng đầu. Họ cần có khả năng di chuyển nhanh, dứt điểm và tranh bóng hiệu quả.

Các vị trí trong bóng đá khu vực tiền đạo bao gồm: 

  • Tiền đạo cắm hay còn gọi là tiền đạo trung tâm: người này sẽ dâng cao nhất trong đội hình đội bóng
  • Tiền đạo hộ công ở phía sau tiền đạo cắm: giữ vai trò giữ bóng lại để tạo đợt tấn công mới bên phía sân đối phương khi mà đợt tấn công đầu chưa thành bàn.
  • Tiền đạo chạy cánh ở khu vực tương tự tiền vệ cánh, nhưng vai trò của họ là tấn công, không phải phòng ngự.

Đây là tổng hợp toàn bộ các vị trí trong bóng đá, mỗi trận đấu sẽ có sự cân nhắc bố trí nhiều hay ít số lượng cầu thủ tại các khu vực theo chiến thuật đề ra. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về đội hình thi đấu trong bóng đá. Chúc bạn luôn có những giờ phút giải trí vui vẻ với môn thể thao vua.