VPF là gì? Vai trò của VPF đối với bóng đá Việt Nam

vpf là gì

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là đơn vị trực tiếp quản lý các giải đấu chuyên nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên trong khâu tổ chức và điều hành của đơn vị tồn tại những vấn đề bức xúc chưa được giải đáp thỏa đáng. Trong bối cảnh này VPF được ra đời như một đơn vị độc lập nhằm tổ chức các giải đấu dưới quy định chung của VFF. Cùng Vebongonline tìm hiểu lịch sử hình thành và vai trò của VPF đối với bóng đá Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé. 

VPF là gì?

VPF là công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tổ chức này có tên giao dịch đầy đủ là The Viet Nam Professional Football Join stock Company. VPF được ra đời với mục đích tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Điển hình nhất là giải đấu V.League cấp cao nhất trong giải vô địch cấp câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.

Lịch sử hình thành tổ chức VPF

Bối cảnh thành lập VPF

Giai đoạn 2010-2011, bóng đá Việt Nam rơi vào khủng hoảng về cách thức tổ chức tiến lên bóng đá chuyên nghiệp. Việc tổ chức giải vô địch quốc gia theo kiểu truyền thống đã không còn phù hợp. Điều này khiến quyền lợi của các đội bóng bị đe dọa, chất lượng chuyên môn trong thi đấu cũng suy giảm dần. 

Ngày 29/11/2011 tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam ở Hà Nội, đại diện VFF cùng 25 Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đã họp và thống nhất ký vào căn văn bản theo thủ tục luật định. Sau đó, văn bản này được trình lên Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội xin cấp phép hoạt động cho VPF. 

Sự kiện diễn ra được xem là Đại hội cổ đông thành lập VPF với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Trong đó, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nắm giữ 35.4% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất. 14 câu lạc bộ tham dự Giải V-League đóng góp 54.6% vốn điều lệ. Còn lại 10% vốn điều lệ do 10 câu lạc bộ bóng đá tham dự Giải hạng Nhất quốc gia nắm giữ. 

VPF được cấp phép hoạt động

Ngày 7/12/2011, Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội trao giấy phép hoạt động cho VPF. Những vị lãnh đạo đầu tiên của VPF được bầu ra tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ I gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Quốc Thắng
  • Phó chủ tịch: Ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức
  • Tổng giám đốc: Ông Phạm Ngọc Viễn 
  • Phó Tổng giám đốc là các ông Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa.  

Ngày 3/12/2011 tại Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 3 (2017-2020), ông Trần Anh Tú được bầu làm lãnh đạo mới của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. 

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

Trên thực tế, khi tiến hành bầu cử hoặc ứng cử VPF đều tiến hành dựa trên nguyên tắc dân chủ và biểu quyết đúng theo hoạt động của các công ty cổ phần. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được phân chia rõ ràng như sau: 

Hội đồng quản trị

  • Ủy viên: Đinh Thị Thu Trang, Lê Hoài Anh, Lê Nguyên Hồng, Trần Lâm Vũ, Nguyễn Hồng Thanh, Phạm Thanh Hùng
  • Phó Chủ tịch: Ông Trần Mạnh Hùng
  • Chủ tịch: Ông Trần Anh Tú

Ban Kiểm soát

  • Thành viên: Ông Huỳnh Mau, Bà Nguyễn Thị Thanh Hương
  • Trưởng ban: Ông Lê Hồng Cường

Ban Tổng Giám đốc

  • Tổng Giám đốc: Cao Văn Chóng
  • Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Minh Ngọc

Ban Tổ chức giải

  • Trưởng ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp: Nguyễn Minh Ngọc

Vai trò của VPF với nền bóng đá Việt Nam

Trước hết, chúng ta cần khẳng định VPF đóng vai trò rất quan trọng đối với nền bóng đá Việt Nam hiện nay. VPF hoạt động giống như một doanh nghiệp với vai trò quản lý, tổ chức và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp trên thị trường bóng đá Việt Nam. Quá trình hoạt động của đơn vị sẽ tuân thủ đúng theo luật định của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. 

Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hoạt động độc lập và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các giải đấu. Bên cạnh đó, VPF cũng đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất cho mỗi đội bóng tham gia qua việc sắp xếp lịch thi đấu, chọn sân chơi… 

Có thể thấy rằng, tổ chức VPF ra đời sẽ thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa của bóng đá Việt Nam và tăng khả năng hội nhập với nền bóng đá thế giới. Tuy nhiên, VFF và VPF có cách thức hoạt động và tôn chỉ mục đích khác nhau. Cho nên trong quá trình điều hành quản lý các giải bóng đá chuyên nghiệp hai tổ chức vẫn có sự bất đồng quan điểm. 

Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và vai trò của VPF đối với bóng đá Việt Nam. Mong rằng, tổ chức này sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nữa và hoạt động có hiệu quả hơn trong những năm tới. Như vậy, bóng đá Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để phát triển và vươn xa sánh vai cùng với bạn bè quốc tế.